Cả Trần Duy Bảo Khang và Huy Bảo đều dự định xuất bản sách mới trong năm 2025. Không chỉ thơ, họ vẫn đang thử sức ở những thể loại văn học khác. Họ dường như già hơn cái tuổi trẻ của mình. Nhưng ở cả hai người, sự già đi thể hiện trong thơ cũng khác nhau.
Kể lại câu chuyện của thế giới này, hay miêu tả thế giới này, dường như là mối bận tâm của tuổi hai mươi. Những tuổi hai mươi tìm. Những tuổi hai mươi lạc. Những tuổi hai mươi gượng dậy và tiếp tục hành trình. Và may mắn những tuổi hai mươi đó còn có thơ.
Tập thơ In illo tempore của Nguyễn Thụy Đan, tập thơ có lẽ gây được nhiều sự quan tâm nhất của độc giả trong năm 2024. Nguyễn Thụy Đan sinh năm 1994, hiện sinh sống ở Mỹ. Thơ anh có cách dụng chữ như thổi đến từ một "mùa cổ điển".
Cụm từ "in illo tempore" xuất hiện trong thánh kinh nghĩa là "trong những ngày ấy...". Ngay từ tên tập thơ đã như thông báo về một phong cách dụng chữ và dụng điển của một nhà thơ sống ở thế kỷ 21, giữa hai xứ sở, chú rể tương lai cố hương và nơi anh đang sống; giữa những nền văn hóa và giữa ngôn từ.
Còn Nguyễn Vũ Hiệp với tập Mây trong hang thỏ là tác giả đã nói lên quan niệm cá nhân về thơ "là kiểu giao tiếp vượt thoát khỏi ngữ pháp, chứng khoán Mỹ lao dốc vì Fed lề luật và cái tôi, 6 điều ít người biết về chợ nổi Thái Lan thơ không ngừng lên men các không gian cá nhân, xã hội và môi sinh đã giúp nó ra đời, để rồi không ngừng biến đổi nhờ chuyển động đa hướng trong các không gian vừa nêu, thay vì bị giới hạn bởi các tuyên ngôn thơ đã có" (trích "Lời bạt").
Cuộc đời Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương vào sân khấu kịchNhững ‘cụ cây’ trăm tuổi bật gốc trong bão số 3 vào tập thơ Bay qua Hồ GươmBài thơ tình của Mèo Vằn và Chim ÉnHuy Bảo, một tác giả sinh năm 2004 và Về khái niệm là tập thơ đầu. Tập thơ đầu nên còn vụng, không phải cái vụng dại của tuổi trẻ mà là cái vụng trong sắp xếp một tập thơ.
Khác với những nhà thơ biết mình muốn tìm kiếm điều gì ở thơ, Huy Bảo vẫn như đang trong hành trình tìm kiếm. Một cuộc tìm kiếm chẳng dễ dàng chi, "Khó như thế nào để lại câu chuyện của thế giới này?" (bài "Xuân/Hạ/Thu/Đông").
Một gương mặt thơ tuổi hai mươi khác là Trần Duy Bảo Khang - giải Tác giả trẻ năm 2022 của Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Đi tìm những bóng người (ký bút danh Vĩ Hạ) khi mới mười tám tuổi.
Ở tuổi mười tám Bảo Khang từng hỏi giữa nhân loại này có ai hôn lên cái yếu đuối của anh không, thì giờ anh dường như đã tìm được điều gì đó chắc chắn hơn dù chưa hẳn xác quyết.
Bài thơ mới nhất đăng trên trang cá nhân của anh ngày 31-12-2024: giấc mơ đó đã cũ./ mày cũng đã lớn rồi./ theo hợp đồng, nửa năm nữa sẽ cần tìm chỗ mới/ nửa năm nữa là hai mốt tuổi. nhìn kỵ,/ càng rõ mình đang đi đâu. ("trọ")
Người viết muốn nhắc đến một thi sĩ nữa, Đặng Văn Hùng, vì anh còn trẻ lắm dù đã bước qua tuổi hai mươi, vì anh sắp ra tập thơ mới gồm những bài rất nhẹ, cái nhẹ của haiku.
Đối với anh mọi khoảnh khắc dường như đều đáng quý, đáng ghi nhận, không gì trôi qua mà chẳng lưu dấu lại thế gian hay tâm hồn thi sĩ, mọi khoảnh khắc đều là thơ: Những người giặm lúa trên đồng/ họ giặm/ vào trong tôi/ những cây lúa non xanh.
Và xin khép lại bài viết này bằng một bài thơ của một tác giả không biết nên gọi là trẻ hay già, một người trước nhất là độc giả âm thầm với thơ ca suốt nhiều năm qua và là người sẽ ra tập thơ đầu vào năm 2025, những vần thơ hợp cho khoảnh khắc chuyển điệu:
hãy gọi cây là thời gian/ khi lá viết lên trời buổi chiều/ nhật ký về một ngày sắp tắt/ khoảng không giữa chúng/ những dấu ngoặc/ khoảnh khắc khôn kham giữa đi-về-ở:/ thứ tôi có là thứ tôi đang mất... (thơ Linh Văn, "Nhật ký").